Chinh phục dạng biểu đồ IELTS Writing task 1 với cách viết hiệu quả

Tìm hiểu ngay cách viết IELTS Writing task 1 dạng biểu đồăn điểm cao với hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia IELTS.

Phân tích và viết đề bài IELTS Writing Task 1 sau:

The graph below shows the percentage change in the number of international students graduating from universities in different Canadian provinces between 2001 and 2006. Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant. International graduates, Canadian universities, 2001-2006

ielts-writing-task-1

Hãy tham khảo trước bài viết về chiến lược chọn và tóm tắt ý chính cho bài viết biểu đồ IELTS Writing Task 1.

Các bước để viết bài IELTS Writing Task 1.

  • Bước 1: Phân tích đề
  • Bước 2: chọn ý chính – lập dàn ý, chia đoạn
  • Bước 3: viết bài
  • Bước 4: kiểm tra

Bước 1: Phân tích đề bài IELTS Writing Task 1.

Đọc đề bài và xác định ba nội dung quan trọng nhất, đó là:

What: đề bài nói về cái gì the percentage change in the number of international students graduating from universities
Where: ở đâu different Canadian provinces
When: khi nào between 2001 and 2006

Sau đó, khi phân tích biểu đồ, học viên cần chú ý các điểm sau:

Tiêu đề của biểu đồ International graduates, Canadian universities, 2001-2006 Số sinh viên nước ngoài tốt nghiệp, các trường đại học tại Canada, 2001 – 2006
Trục tung (dữ liệu, đơn vị là gì) 8 tỉnh
Trục hoành (dữ liệu, đơn vị là gì) percent %
Phần chú giải năm 2001, năm 2006
Đơn vị biểu đồ %

Bước 2: Chọn ý chính – lập dàn ý, chia đoạn cho bài IELTS Writing Task 1

Phân tích biểu đồ và tìm ý chính.

Ý chính là ý tóm tắt dữ liệu trong toàn bộ quá trình:

  • đặc điểm của dữ liệu trong toàn thời gian của biểu đồ
  • xu hướng chung của biểu đồ

Sau khi quan sát và phân tích, chúng ta có thể đưa ra một số ý chính sau:

  • tỷ lệ sinh viên nước ngoài tốt nghiệp năm 2006 cao hơn đáng kể so với năm 2001
  • số sinh viên nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ
  • xu hướng chung là ngày càng có nhiều sinh viên ngoại quốc tốt nghiệp đại học tại Canada, tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ

Mỗi ý chính (GENERAL) nên được hỗ trợ bằng các ý SPECIFIC và ý DETAIL.

Xác định các ý SPECIFIC và DETAIL hỗ trợ cho từng ý GENERAL vừa nêu:

  • GENERAL 1: số sinh viên nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ
    • năm 2001: tỷ lệ sinh viên nước ngoài ở tất cả 8 tỉnh đều dưới 7% .
    • đa số các tỉnh ghi nhận sự tăng trưởng về số sinh viên nước ngoài nhưng không quá 12% vào năm 2006
  • GENERAL 2: tỷ lệ sinh viên nước ngoài tốt nghiệp năm 2006 cao hơn đáng kể so với năm 2001
    • có ba tỉnh có mức tăng từ 4% trở lên đó là: NB từ 7 tới gần 12%, NS từ khoảng 6,5 tới 10,5, và BC có mức tăng cao nhất khoảng 6% lên gần 11%
    • M, NL và O tăng trưởng gấp đôi, M và NL đều từ khoảng 3,5% tới 7%, O tăng từ 3 tới 6
    • năm 2006, Q chỉ tăng trưởng hơn 2% một chút, đánh mất vị trí top ba tỉnh có nhiều sv nước ngoài tốt nghiệp nhất
  • GENERAL 3: xu hướng chung là ngày càng có nhiều sinh viên ngoại quốc tốt nghiệp đại học tại Canada, tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ
    • 7/8 tỉnh đều ghi nhận sự tăng trưởng trong số các sinh viên nước ngoài tốt nghiệp, với mức tăng khác nhau từ 2 đến 6%.
    • Riêng tỉnh A giảm hơn 1% trở thành trường có tỷ lệ sinh viên ngoại tốt nghiệp thấp nhất vào năm 2006 với chỉ hơn 4%

    Sau khi xác định xong các ý GENERAL, SPECIFIC và DETAIL, chúng ta sắp xếp các ý này thành đoạn văn phù hợp. Mỗi đoạn thường có 1-2 ý GENERAL, cần sắp xếp làm sao để độ dài của mỗi đoạn thân bài cân đối, không quá dài mà cũng không quá ngắn.

    Với bài này thì cách sắp xếp đoạn phù hợp là ý GENERAL 1 và 3 nên để thành một đoạn văn. Ý GENERAL 2 để riêng thành 1 đoạn văn

ielts-writing-task-1
Phân biệt các ý trong đoạn văn

Như vậy chúng ta có dàn ý chi tiết như sau:

  • Introduction: Sử dụng từ đồng nghĩa (synonyms) hoặc diễn giải (paraphrase) để viết lại đề bài
  • Body paragraph 1: GENERAL 1+3: số sinh viên nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ + xu hướng chung là ngày càng có nhiều sinh viên ngoại quốc tốt nghiệp đại học tại Canada, tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ
  • Body paragraph 2: GENERAL 2: tỷ lệ sinh viên nước ngoài tốt nghiệp năm 2006 cao hơn đáng kể so với năm 2001
  • Overview: Diễn dạt lại ý GENERAL 1-2-3: đa phần tỷ lệ sinh viên nước ngoài tốt nghiệp năm 2006 tăng so với năm 2001 tuy nhiên mức độ tăng không đồng nhất tùy từng tỉnh, thậm chí có tỉnh hợp giảm

Bước 3: Viết bài

Dưới đây là một bài viết của học viên dựa theo dàn ý trên. Bài viết khá tốt đạt mức 6.5 và cột bên phải là bản giáo viên chỉnh sửa cho học viên.

ielts-writing task 1
Bài viết của học viên và bài sửa chi tiết của giáo viên

Bài viết của học viên:

The bar chart illustrates the differences between the proportions of overseas graduates in eight provinces in Canada in 2001 and 2006.

It is evident from the chart that foreign-graduated students accounted for a fairly modest share. Specifically, in 2001, the percentage of foreign students in all 8 provinces was below 7%. Though most provinces recorded an increase in the number of foreign students, the rate did not exceed 12% in 2006 for all provinces. A more detailed look at the graph reveals that more and more foreign students graduating from Canadian universities with 7 out of 8 provinces recording an increase at different levels ranging from 2 to 6%. Except for Alberta which decreased by more than 1%, becoming the province with the lowest percentage of foreign students graduating in 2006 with just over 4%.

A notable feature is that the percentage of foreign students graduating in 2006 was markedly higher than in 2001. There were three schools with an increase of 4% or more. Of which, New Brunswick increased from 7% to nearly 12%, Nova Scotia from about 6.5% to 10.5%, and British Columbia with the highest increase of about 6% to nearly 11%. Another highlight was a double in the percentage of Manitoba, Newfoundland & Labrador, and Ontario. The first two went from about 3.5% to 7%, and Ontario increased from 3% to 6%. In 2006, Quebec grew a little more than 2%, losing its position in the top three provinces with the most foreign graduates.

Clearly, the percentage of foreign students graduating in 2006 generally increased compared to 2001 but the rate of increase was uneven depending on the province, even one province decreased.

Bài sửa của giáo viên:

The visual representation portrays the distinctions in the proportions of international graduates in eight distinct regions of Canada in 2001 and 2006.

It is evident from the chart that the proportion of international graduates was relatively small, with each province recording a percentage of less than 7% in 2001. The proportion of international graduates witnessed an increase in most regions, albeit not surpassing 12% in 2006. A closer examination of the chart reveals that the number of international graduates from Canadian universities has been rising steadily, with seven out of eight regions experiencing a surge ranging from 2% to 6%. Alberta recorded the lowest proportion of international graduates in 2006, declining by more than 1% to a little over 4%.

A significant aspect of the chart is that the proportion of international graduates surged significantly in 2006 in comparison to 2001. Three universities experienced an increase of more than 4% – New Brunswick’s percentage of international graduates surged from 7% to almost 12%, Nova Scotia increased from around 6.5% to 10.5%, and British Columbia witnessed the highest surge of around 6% to almost 11%. Additionally, Manitoba and Newfoundland & Labrador saw their percentage of international graduates surge from about 3.5% to 7%, while Ontario’s proportion increased from 3% to 6%. In 2006, Quebec witnessed a growth of slightly over 2%, causing it to lose its position as one of the highest-ranked regions with the most international graduates.

Overall, the chart illustrates that the proportion of international graduates increased in 2006, although the rate of increase varied depending on the region, with one province recording a decline.

Dưới đây là một bài mẫu khác để học viên tham khảo.

The presented chart illustrates the percentage of international graduates in Canada’s eight different regions between 2001 and 2006. In general, it can be observed that the proportion of international graduates in most regions increased significantly in 2006.

In 2001, the proportion of international graduates in all regions was relatively low, with each region having less than 7%. However, by 2006, there was a considerable rise in the proportion of international graduates, ranging from 2% to 6%, with the exception of Alberta, which saw a slight decline to just over 4%.

Notably, three regions, namely New Brunswick, Nova Scotia, and British Columbia witnessed substantial growth in the percentage of international graduates in 2006, with an increase of more than 4%. Manitoba and Newfoundland & Labrador also experienced a rise from 3.5% to 7%, while Ontario’s proportion increased from 3% to 6%. Quebec’s proportion grew by just over 2%, leading to its removal from the list of top-ranked regions for international graduates.

Overall, the chart indicates a significant increase in the percentage of international graduates in 2006 across different regions of Canada, albeit with varying rates of growth. Only one province experienced a decline, while others saw a substantial increase in the proportion of international graduates.

(205words)

Bước 4: Kiểm tra lại bài

Đọc lại bài viết thật kỹ để soát các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt.

Lưu ý: với bài viết task 1 dạng biểu đồ, không có một khuôn mẫu nhất định trong việc chọn các ý chính, sắp xếp các ý. Và không nhất thiết phải đề cập tới mọi số liệu được đưa ra trong bài. Mỗi học viên sẽ có cách tóm tắt biểu đồ khác nhau. Dưới đây là một dàn ý khác cho đề bài trên.

Ý chính:

  • GENERAL 1: các khu vực đều có tỷ lệ học sinh nước ngoài khá thấp> năm 2001, tỷ lệ học sinh nước ngoài tốt nghiệp từ 3% ở Ontario đến 7% ở New Brunswick

    > tỉnh đứng thứ 2 là Nova Scotia với 6,5%

    > năm 2006, số liệu của các tỉnh tăng khoảng từ 2 đến 4%, trừ Alberta, số liệu giảm 1% còn trên 4%

  • GENERAL 2: hầu hết tỷ lệ tăng, nhưng mức tăng cao hơn ở một số thành phố nhất định> 7 trong số 8 thành phố có tăng trưởng về tỷ lệ.

    > New Brunswick tăng mạnh từ 7 đền gần 12%, giữ vững vị trí số 1

    > Tuy nhiên British Columbia tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi, đạt gần 11% năm 2006, trở thành tỉnh có số liệu đứng thứ 2

Tham khảo bài viết cho dàn ý trên:

The chart compares the changes that took place between 2001 and 2006 in relation to the percentage of overseas students who graduated from universities in Canada.

It can be seen from the chart that all regions had a relatively low percentage of foreign graduates. In 2001, the proportion of students from other countries who graduated in Canada ranged from three percent in Ontario to seven percent in New Brunswick. Nova Scotia had the second-highest percentage at 6.5. Five years later, the figures for most provinces had risen by two to three percent, with the exception of Alberta. There, figures fell by one percent to just over four percent.

A closer look at the chart reveals that the rate increased in most cities, but the increase was higher in certain cities, specifically, 7 out of 8 cities grew in proportion. Notably, significant growth occurred in New Brunswick, where the figures rose from seven to just under 12 percent. However, the biggest increase took place in British Columbia, where the percentage of graduates more than doubled, almost reaching almost 11 percent in 2006.

In summary, over this five-year period, some parts of Canada experienced a considerable increase in their proportion of overseas graduates, although New Brunswick remained the province with the highest percentage overall.

Hãy tham khảo bản chỉnh sửa, cải thiện của bài viết trên.

The given chart depicts a comparison of the changes that occurred in the percentage of international graduates in Canada’s universities between 2001 and 2006. Overall, it can be observed that most provinces witnessed an increase in the percentage of foreign graduates during this period, except for Alberta, which saw a decline.

In 2001, the percentage of foreign graduates in Canada was relatively low, ranging from three percent in Ontario to seven percent in New Brunswick. Nova Scotia had the second-highest proportion at 6.5%. By 2006, the figures had risen by two to three percent in most provinces, with Alberta being the only exception, where the figures fell by one percent to just over four percent.

Upon closer analysis, it can be observed that the rate of growth in the proportion of foreign graduates was higher in certain provinces. Specifically, seven out of eight provinces showed growth in the proportion of foreign graduates. New Brunswick witnessed a significant increase, with figures rising from seven to just under 12 percent. However, the highest increase was seen in British Columbia, where the percentage of foreign graduates more than doubled, almost reaching 11 percent in 2006.

In conclusion, the chart highlights that the proportion of international graduates increased in most provinces of Canada between 2001 and 2006. Although New Brunswick had the highest percentage of foreign graduates, British Columbia witnessed the most substantial increase during this period.

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu và áp dụng cách viết hiệu quả cho bài IELTS Writing Task 1 dạng biểu đồ. Hy vọng rằng những gì đã được chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc nâng cao kỹ năng viết của mình và đạt được điểm số cao trong kỳ thi IELTS. Hãy luôn cố gắng và rèn luyện, chúng ta sẽ cùng nhau chinh phục được mọi thử thách!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

3 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] (Tham khảo các tóm tắt ý, chia đoạn tại đây) […]

[…] (Tham khảo các tóm tắt ý, chia đoạn tại đây) […]

[…] (Tham khảo các tóm tắt ý, chia đoạn tại đây) […]